Tổng quan về nước Mỹ

Là một siêu cường quốc trên thế giới với sự phát triển về mọi mặt: kinh tế, văn hóa, xã hội… chính vì vậy Mỹ có tầm ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu. Trong lĩnh vực giáo dục, hệ thống dạy và học của Mỹ cũng khẳng định chất lượng với vị trí hàng đầu cùng sự đa dạng về ngành và lĩnh vực học. Cùng tìm hiểu về xứ sở cờ hoa này nhé.

tổng quan về nước mỹ

Thông tin chung

  • Tên quốc gia: America/United State
  • Thủ đô: Washington D.C.
  • Diện tích: 9.833.520 triệu km²
  • Dân số: 308.586.000 triệu người
  • Tiền tệ: Đô la Mỹ ($) (USD)
  • Múi giờ: GMT-5 đến GMT -10 – Mùa hè: GMT -4 đến GMT -10
  • Ngôn ngữ: Tiếng Anh – Mỹ (US English)

Lịch sử hình thành:

Theo những ghi chép về lịch sử Mỹ những cư dân lần đầu tiên tới vùng Alaska phải mất tới hàng nghìn năm nữa mới có thể tới được khu vực phía Nam của vùng đất này, tức Mỹ ngày nay. Bắc Mỹ được xác định là đã có từ năm 1200 trước Công nguyên.

Mỹ đã từng là thuộc địa của người Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp và cả Anh. Dựa vào những ghi chép về lịch sử nước Mỹ thì các nhà thám hiểm Tây Ban Nha chính là những người châu Á đầu tiên đặt chân tới lãnh thổ Mỹ. Sau đó, ngày càng có nhiều người châu Á tới định cư tại đây.

Mỹ cũng từng là thuộc địa hóa của người Anh. Chế độ thuộc địa thiết lập từ năm 1607 trên dòng sông James. Tới ngày 04/07/1776, các thuộc địa đã được tuyên bố độc lập và trở thành Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Vị tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ là George Washington.

Địa lý

Nước Mỹ gồm 3 bộ phận lãnh thổ:

Bộ phận lớn nhất gồm 48 bang, nằm giữa lục địa Bắc Mỹ: Bắc giáp Canada, Nam giáp Mexico và Vịnh Mexico, Tây giáp Thái Bình Dương và Đông giáp Đại Tây Dương.

Bộ phận thứ hai là bang Alaska nằm ở Tây Bắc lục địa Bắc Mỹ: Đông giáp Canada, Bắc giáp biển Beaufort và Nam giáp biển Bering.

Bộ phận thứ ba là quần đảo Hawaii (bang Hawaii) nằm giữa Thái Bình Dương cách thành phố San Francisco khoảng 3.900km.

Khí hậu

Vì có diện tích lớn nên khí hậu Mỹ khác nhau rất nhiều tùy theo từng vùng. Thông thường, nửa phía Nam và phía Tây có khí hậu ấm áp, nóng vào mùa hè và mùa đông khí hậu tương đối ôn hòa. Nửa phía Bắc và Đông lạnh giá, có kèm theo những đợt mưa tuyết lớn vào mùa đông, nhưng mùa hè thì rất dễ chịu.

Điều kiện văn hóa – xã hội

Nói đến văn hóa chung của đa số người Mỹ là có ý nói đến “văn hóa đại chúng Mỹ” bởi đây là một quốc gia đa văn hóa, là nơi sinh sống của nhiều nhóm đa dạng chủng tộc, truyền thống, và giá trị. Đó là một nền văn hóa Tây phương phần lớn được đúc kết từ những truyền thống của các di dân từ Tây Âu, bắt đầu là các dân định cư người Hà Lan và người Anh trước tiên.

Về tôn giáo, chính phủ không kiểm soát tín ngưỡng của người Mỹ. Số người theo đạo Kitô chiếm phần lớn khoảng 75% và còn lại là các tôn giáo như Do Thái, Hồi Giáo, Phật Giáo, Ấn Độ Giáo,…

Nền kinh tế

Mỹ có một nền kinh tế hỗn hợp tư bản chủ nghĩa được kích thích bởi tài nguyên thiên nhiên phong phú, một cơ sở hạ tầng phát triển tốt, và hiệu suất cao. Tổng sản phẩm nội địa của Mỹ chiếm 20% tổng sản phẩm thế giới.

Thật không ngoa khi nói rằng nền kinh tế Mỹ đang thống trị thế giới khi dân số Mỹ chỉ bằng 4,5% dân số thế giới nhưng nước này hiện chiếm đến 1/5 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu.

Hệ thống giáo dục

Nền giáo dục Hoa Kỳ được công nhận trên toàn thế giới bởi vậy mà quốc gia này luôn được mệnh danh là một cường quốc du học uy tín bậc nhất năm châu.

Các hình thức giáo dục bậc cao

Trường Cao đẳng và Đại học công lập (Public College/University)

Các trường này được bang hỗ trợ và điều hành bởi chính quyền địa phương hoặc bang. Mỗi bang trong số 50 bang của Mỹ có ít nhất một trường đại học công lập và nhiều trường cao đẳng bang.

Trường Cao đẳng và Đại học tư (Private College/University)

Các trường này được tư nhân đầu tư và điều hành thay vì chính quyền địa phương hoặc bang. Học phí của các trường này thường sẽ cao hơn so với trường công lập và cũng có quy mô nhỏ hơn.

Có nhiều trường tư là các trường liên kết với tôn giáo. Và trong số đó có một số trường muốn tiếp nhận học sinh theo học có cùng tôn giáo với trường. Cũng có nhiều trường tư chỉ tiếp nhận sinh viên nữ hoặc nam.

Trường Cao đẳng cộng đồng (Community College)

Trường Cao đẳng cộng đồng hệ hai năm có cấp bằng Associate và các chứng chỉ. Thường thì có hai loại bằng chính: bằng chuyển tiếp lên đại học và chứng chỉ giúp sinh viên bắt đầu làm việc. Bằng chuyển tiếp lên đại học phần lớn là AA (xã hội nhân văn) và AS (khoa học). Bằng không chuyển tiếp là bằng khoa học ứng dụng hoặc chứng nhận hoàn thành chương trình.

Sinh viên tốt nghiệp CĐCĐ phần lớn sẽ chuyển tiếp lên Đại học hoặc Cao đẳng chuyên nghiệp hệ 4 năm và chỉ phải học 2 năm ở bậc ĐH-CĐ.

Học viện công nghệ (Technology Institute)

Các học viện Công nghệ là các trường Đại học hệ 4 năm chuyên về khoa học và công nghệ. Một số trường có chương trình cao học, thạc sĩ hoặc có các khóa đào tạo ngắn hạn.

Các ngành học thế mạnh

Hãy tham khảo danh sách 10 ngành học phổ biến nhất ở Mỹ dưới đây để lựa chọn ngành học phù hợp với mình nhé. Danh sách được tổng hợp dựa trên 3 yếu tố: triển vọng việc làm, mức lương của cựu sinh viên theo học và mức độ phổ biến của ngành học.

  • Khoa học máy tính
  • Truyền thông
  • Chính phủ/ khoa học chính trị
  • Kinh doanh
  • Kinh tế
  • Ngôn ngữ Anh và văn học
  • Tâm lý học
  • Y tá – điều dưỡng
  • Kỹ sư hóa
  • Sinh học

Chi phí du học

Học phí

Học phí của trường đại học tư luôn cao hơn trường công gấp 3 – 5 lần. Ðối với trường công, học phí khoảng $6,000/học toàn phần/năm cho sinh viên trong tiểu bang và học phí cho sinh viên ngoại quốc khoảng gấp 3 lần so với sinh viên trong tiểu bang. Trong khi đó, đối với trường tư, học phí cho mọi người (kể cả sinh viên ngoại quốc) là giống nhau khoảng $20.000 – $30.000.

Các trường có học phí rẻ thường tập trung ở tiểu bang Cali hay và miền Nam Hoa Kỳ. Ngoài ra, học phí của trường Community College khoảng $1000 học toàn phần/năm cho sinh viên trong tiểu bang.

Sinh hoạt phí

Sách vở và dụng cụ học tập: 1,240 USD/ năm

Nhà ở: 11,140 USD/ năm

Đi lại: 1,160 USD/ năm

Sinh hoạt phí (ăn uống, vui chơi giải trí,..): 2,120 USD/ năm

Cơ hội việc làm

Tại Mỹ, nếu bạn được cấp visa du học mỹ F-1, một dạng visa dành cho sinh viên quốc tế theo học toàn thời gian các chương trình ngôn ngữ, trung học phổ thông, cao đẳng, đại học… bạn cũng sẽ được phép làm thêm 20 giờ/tuần trong cả kỳ học và 40 giờ/tuần vào các kỳ nghỉ. Tuy nhiên bạn chỉ được làm thêm trong trường chứ không được phép làm các công việc ở ngoài. Bạn cũng có quyền làm thêm cho các tổ chức cung cấp dịch vụ trong trường bạn, ví dụ như căn tin hoặc dịch vụ thư viện.

Bạn sẽ phải xin phép Sở di trú Mỹ nếu muốn đi làm thêm bên ngoài, với điều kiện bạn đã học 1 năm tại Mỹ và các công việc làm phải liên quan đến chuyên ngành mà mình đang theo học hoặc đi thực tập. Mức thu nhập trung bình mà sinh viên được trả là $8-$10/giờ. Như vậy, nếu làm việc chăm chỉ thì một tháng bạn cũng có thể kiếm được $400 – $800, cũng sẽ đỡ đuwocj phần nào sinh hoạt phí.

Nếu bạn muốn ở lại và làm việc tại Mỹ sau khi bạn hoàn thành việc học, trước tiên là bạn phải xin visa mới. Có một vài lựa chọn visa thông thường phù hợp nhất đối với sinh viên tốt nghiệp:

Đào tạo Thực hành với Visa F-1

Visa H-1B Không định cư (Nghề chuyên môn)

Nhập cư lao động

Vui chơi, giải trí

Các kỳ nghỉ

Khoảng 70% trường học Mỹ tuân theo lịch học truyền thống. Chương trình học chia thành 2 học kỳ, khoảng 160-180 ngày và thường có ba kỳ nghỉ chính, gồm: nghỉ hè, nghỉ đông và nghỉ xuân.

Ở Mỹ, thời gian nghỉ hè giữa các vùng khác nhau. Trong khi hầu hết bang miền Bắc học sinh được nghỉ hè từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 9 thì ở các bang miền Nam, miền Tây học sinh nghỉ hè từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 8. Tuy nhiên ở bất kể khu vực nào, kỳ nghỉ hè của học sinh phổ thông thường diễn ra trong 10-11 tuần.

Kỳ nghỉ đông của các trường thường kéo dài 1-2 tuần, bắt đầu từ trước lễ Giáng sinh đến một tuần sau ngày đầu tiên của năm mới.

Kỳ nghỉ xuân thường vào tháng 3 hoặc tháng 4, kéo dài một tuần, có thể là tuần trước hoặc tuần sau lễ Phục sinh. Một số bang có thể cho học sinh nghỉ thu, trong 1-2 tuần từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10.

Một số trường học tại Mỹ lại áp dụng lịch học khác. Trong đó, năm học bắt đầu từ tháng 7, sau đó lần lượt nghỉ hai tuần vào tháng 10, kỳ nghỉ đông, kỳ nghỉ xuân và kết thúc năm học vào tháng 6 năm sau. Ngoài ra, nhiều trường tại Mỹ cho phép học sinh nghỉ lễ Tạ Ơn từ thứ tư đến thứ sáu của tuần lễ thứ 4 tháng 11 hoặc nghỉ tuần cuối cùng của tháng 11.

Ẩm thực

Nghệ thuật nấu ăn của Mỹ cũng tương tự như của các quốc gia Tây phương. Lúa mì là loại ngũ cốc chính yếu. Ẩm thực truyền thống Mỹ sử dụng các loại nguyên liệu nấu ăn như gà tây, thịt nai đuôi trắng, khoai tây, khoai lang, bắp và bí rợ.

Từ thịt heo với phương pháp nấu chậm (Slow-cooked pork), thịt bò nướng, bánh thịt cua (crab cake), tới khoai tây thái mỏng từng miếng và chiên (potato chips), và bánh tròn nhỏ có những hạt sô cô la trộn lẫn gọi là chocolate chip cookie đều là những loại thực phẩm đậm phong cách Mỹ.

Mỹ cũng là thiên đường của những món ăn nhanh: khoai tây chiên, gà rán, hamburger, bánh kếp, pancakes, bánh táo mèo, hotdogs… Đối với cư dân Mỹ, bữa tối là bữa ăn quan trọng nhất. Món khai vị thường là hoa quả, nước ép, món chính là món soup, salad trộn, thịt gà hoặc cá… và kết thúc bữa ăn bằng tách trà hay cà phê để tráng miệng.

Địa điểm tham quan

Mỹ còn đặc biệt được biết đến với hàng loạt địa điểm du lịch nổi tiếng trên toàn thế giới. Đến với xứ cờ hoa này, bạn không thể không ghé qua những địa danh sau: Tượng Nữ thần Tự do, Bảo tàng mỹ thuật Quốc Gia, Núi Rushmore, Công viên quốc gia Grand Canyon, Vườn quốc gia Everglades, Hawai, Công viên quốc gia Yosemite,…

 

Thông tin tác giả

CMO Giám Đốc Marketing

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *